John Sculley đã trở thành CEO Apple theo lời đề nghệ của Steve Jobs bằng một cách thức cực kỳ thông minh.
Khi Steve Jobs tìm kiếm người phù hợp cho vị trí CEO Apple, Hội đồng quản trị nói với ông rằng vì Steve còn quá trẻ (khi ấy mới khoảng hơn 20 tuổi) nên ông cần một người giám sát hoạt động kinh doanh có kinh nghiệm nhưng vẫn có thể cho thôi việc bất kỳ ai mà ông tuyển dụng.
Jobs và hội đồng quản trị đã cùng phỏng vấn 20 ứng viên - hầu hết đều trong lĩnh vực công nghệ, nhưng Jobs không hài lòng với bất kỳ ai cả.
Cuối cùng ông gặp John Sculley - người được bổ nhiệm lên vị trí CEO của Pepsi chỉ sau 10 năm làm việc. Ông cũng nổi tiếng là một chuyên gia tiếp thị đại tài, người đóng góp chính cho thành công của chiến dịch “Pepsi Challenge” giúp công ty này hoàn toàn lấn át đối thủ vào những năm 1970.
Sculley nhớ lại cuộc gặp mặt lần đầu tiên với Jobs vào năm 1982 trong một bài phỏng vấn gần đây với phóng viên Alyson Shontell.
"Khi tới Apple, tôi không chắc là mình đã đến đúng nơi, bởi vì ở đây không có một toà văn phòng nào, chỉ có nhà ở và công trình xây dựng.
Hoá ra, Steve Jobs đang ở trên tầng 2 của một căn nhà đang sửa. Căn nhà mất một năm mới hoàn thiện, được cắm một lá cơ cướp biển trên nóc.
Khi bước vào bên trong, tôi nhìn thấy những chiếc xe máy và một chiếc đàn piano Bosendorfer - một trong những chiếc piano cao cấp nhất bởi Jobs luôn yêu thích những sản phẩm có thiết kế đẹp mắt.
Khi Sculley gặp Jobs, chiến lược của ông không phải nịnh bợ, lôi kéo nhà sáng lập trẻ mà gần như đối lập hoàn toàn.
Alyson Shontell: Khi ngài gặp Jobs là lúc ông ấy đã từ chối tất cả những ứng viên cho vị trí CEO Apple có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực công nghệ và đang tìm kiếm ứng viên bên ngoài. Làm sao ông lại lọt vào mắt xanh của ông ấy được? Buổi gặp gỡ đầu tiên diễn ra như thế nào? Làm sao ông không phải ra về như 20 người khác?
John Sculley: Tôi quyết định trò chuyện với Steve Jobs về những gì tôi biết chắc là ông ấy chẳng biết gì cả.
Shontel: Oh, thế là ông đã làm cho Steve im lặng hoàn toàn luôn à?
Sculley: Không. Tôi muốn ông ấy nhận ra rằng ông ấy không thể có tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi. Vì vậy tôi đưa ông ấy tới Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan tại New York, ngắm nhìn những kiến trúc Hy Lạp cổ đại, chỉ cho ông ấy thấy ngôi đền nổi tiếng Parthenon đã được thiết kế ra như thế nào và những công thức toán học ẩn sau đó. Tôi cũng bắt đầu dạy ông ấy về tất cả những thứ mà ông ấy chưa hề khám phá trước đó.
Và tôi cho rằng đó là cách tốt nhất để chúng tôi trò chuyện cùng nhau. Tôi dẫn dắt để cả 2 cùng nhau tìm hiểu về những chủ đề mà tôi nghĩ mình có thể khơi gợi sự tò mò của Jobs và cả những thứ ông ấy hoàn toàn không biết gì cả.
Shontel: Và chiến thuât này đã thành công nhỉ?
Sculley: Oh đúng vậy.
5 tháng sau, Jobs đã gửi lời đề nghị trở thành CEO của Apple tới Sculley. Ban đầu Sculley từ chối nhưng sau đó Jobs đã khiến ông thay đổi suy nghĩ chỉ bằng một câu nói: Anh muốn bán nước pha đường (ý là làm lãnh đạo tại Pepsi) trong suốt phần đời còn lại hay là cùng tôi thay đổi thế giới?
Thứ 2 tuần ngay sau đó, Sculley đã bắt đầu đảm nhận vị trí CEO của Apple.
Vân Đàm
Theo Trí Thức Trẻ/BI