Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc mạnh mẽ tuyên bố không loại trừ các biện pháp quân sự để loại bỏ mối đe dọa đến từ chính quyền Kim Jong-un. Đây là kho vũ khí Trump có thể sử dụng để chống lại Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có một kho vũ khí khổng lồ có thể được triển khai nhanh chóng để thổi bay mối đe dọa từ Triều Tiên. |
Các cuộc tập trận ném bom gần đây của Mỹ và Hàn Quốc dấy lên đồn đoán rằng, lựa chọn quân sự đang được cân nhắc để chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Đặc biệt, sau khi Đặc phái viên Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ không bao giờ cúi đầu trước áp lực quốc tế để từ bỏ vũ khí hạt nhân và Đặc phái viên Mỹ Nikki Haley giận dữ tuyên bố "thời gian nói chuyện đã chấm hết", nhiều người cho rằng, các phương tiện ngoại giao để giải quyết khủng hoảng đã được đặt sang một bên, thay vào đó, hành động quân sự sẽ được lựa chọn.
Quân đội Mỹ có sự hiện diện khổng lồ xung quanh Triều Tiên, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Có gần 40.000 lính Mỹ đang phục vụ ở Nhật Bản, nhiều hơn ở bất cứ nước nào và đầu năm nay, Không lực Mỹ đã bổ sung thêm hàng loạt trực thăng, các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay trinh sát nhằm phô trương lực lượng, "dằn mặt' nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Một trong số những vũ khí tối ưu Mỹ có thể sử dụng để đập tan mối đe dọa đến từ Triều Tiên là HH-60 Pave Hawks, trực thăng chủ yếu được sử dụng để giải cứu các đặc nhiệm.
Tính linh hoạt của HH-60 Pave Hawks còn khiến nó rất hữu ích trong các hoạt động khác bao gồm cứu hộ dân sự và cứu trợ thiên tai.
Trực thăng HH-60 Pave Hawks của Mỹ. |
Bên cạnh đó là F-15 Eagles, máy bay phản lực, động cơ kép chấp mọi loại thời tiết của Mỹ. Đây là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ với 100 chiến thắng, chưa có thất bại nào khi chiến đấu trên không. Ngoài ra, đặt căn cứ ở Nhật Bản là Hạm đội 7 - lực lượng hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Hạm đội 7 - "lực lượng chiến đấu hiệu quả và nhanh nhẹn nhất thế giới" được trang bị USS Ronald Reagan "siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân".
Tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc Hạm đội 7, Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận chung với Nhật Bản tháng 11.2015 |
Ngoài ra còn phải kể đến 14 tàu khu trục và tàu tuần dương trong đố một số có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Một khối lượng lớn tên lửa Tomahawk tầm xa (loại Tổng thống Trump từng dùng để oạch tạc căn cứ không quân Syria) cũng góp mặt trong kho vũ khí.
Chưa hết, vẫn còn 12 tàu ngầm hạt nhân sẵn sàng chiến đấu nếu chiến tranh bùng nổ.
Phía Nam khu phi quân sự (DMZ), Mỹ duy trì 23.468 quân đóng tại 83 địa điểm khác nhau cũng như hàng trăm xe tăng và xe bọc thép. Điều này có nghĩa là quân đội Mỹ luôn có sự chuẩn bị về quân sự chắc chắn trong trường hợp Triều Tiên quyết định khởi động một cuộc tấn công trên đất liền.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cũng đã sẵn sàng để chặn tên lửa và phá hủy các tên lửa Triều Tiên đang bay tới.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) |
Guam, lãnh thổ Mỹ, nơi Kim Jong-un đe dọa hủy diệt bằng 4 tên lửa đạn đạo cũng có sự hiện diện quân sự khổng lồ.
Phần lớn hòn đảo này được kiểm soát bởi các lực lượng vũ trang và căn cứ không quân Andersen - nhà của một loạt máy bay ném bom. Theo đó, Guam được mệnh danh là "một tàu sân bay vĩnh viễn".
Một trong những máy bay ném bom ở căn cứ này là B-1B, B-52 và chiến đấu cơ tàng hình F-35B. Đây là những máy bay ấn tượng nhất của không quân Mỹ.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
--> Xem thêm bài viết của mục tin hot trong ngày khác tại đây!